Vỏ lụa hạt điều và những lợi ích mà nó mang lại?

Vỏ lụa hạt điều chắc hẳn đã không còn quá xa lạ với bạn rồi đúng không? Lớp vỏ lụa chính là lớp màu nâu đỏ bên ngoài hạt thường thấy trong món hạt điều rang muối trứ danh của Bình Phước. Khi ăn hạt điều rang muối, chúng ta sẽ bóc bỏ lớp vỏ này để thưởng thức. Vậy bạn có biết lớp vỏ lụa hạt điều này còn mang lại rất nhiều lợi ích về kinh tế không? Hãy cùng Hạt điều Bà Tư đi tìm hiểu nhé.

1. Lớp vỏ lụa hạt điều phế phụ phẩm trong quá trình sản xuất

Trong quá trình sản xuất hạt điều, hoạt động sản xuất – xuất khẩu nhân hạt là phổ biến và mạnh mẽ nhất. Hai loại phế phụ phẩm thải ra từ hoạt động này chính là vỏ cứng và vỏ lụa Hạt điều. Ước tính thống kê tỉnh Bình Phước sản xuất trên 170.000 tần/năm.

Đặc biệt, lớp vỏ lụa hạt điều chiếm 1 – 3% trọng lượng của hạt điều. Vậy trên 170.000 tấn hạt điều được chế biến chúng ta sẽ thu được từ 1.700 tấn – 5.100 tấn vỏ lụa hạt điều. Đây là một số lượng không hề nhỏ phải không nào? Cùng đọc tiếp mục 2 để hiểu rõ hơn nhé.

Tham khảo: Vỏ lụa hạt điều có ăn được không?

2. Lợi ích kinh tế mà lớp vỏ hạt điều mang lại 

2.1 Thức ăn cho vật nuôi

Lớp vỏ lụa hạt điều, thường không có ý nghĩa dinh dưỡng với con người. Tuy nhiên, đối với vật nuôi như: heo, gà, bò, vịt,… thì lớp vỏ lụa vẫn là nguồn thức ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho vật nuôi tăng trưởng và phát triển.

Thức ăn chăn nuôi

Chất dinh dưỡng có trong vỏ lụa hạt điều như protein, canxi, magie, chất xơ, các vitamin K, vitamin B-complex. Có thể thấy các chất dinh dưỡng giống như phần nhân hạt, chỉ là hàm lượng ít hơn. Bổ sung vỏ lụa hạt điều trong chế độ ăn uống của vật nuôi là vô cùng phù hợp. Bởi giá thành rẻ mà chất lượng dinh dưỡng ổn định. 

2.2 Vỏ lụa hạt điều chiết xuất chất Tannin 

Tannin hay tannoit là một hợp chất polyphenol có trong thực vật có khả năng tạo liên kết bền vững với các protein và các hợp chất hữu cơ cao phân tử khác như các amino acid và alkaloid. Được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành như ngành công nghệ thuộc gia, dược liệu, nông nghiệp và chăn nuôi,…

Chiết xuất Tannin từ Vỏ lụa hạt điều

Theo bài nghiên cứu trên Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 23, Vỏ lụa hạt điều chiếm từ 1 – 3% trọng lượng của hạt và là một nguồn giàu chất tannin dạng cao phân tử bao gồm các chất polyphenol. Hàm lượng các chất tanin, polyphenol, catechin trong vỏ lụa hạt điều được tìm thấy cao hơn trà xanh và socola đen. Đây là những hợp chất có khả năng kháng oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm và chống dị ứng. 

Việc chiết xuất tannin từ vỏ lụa hạt điều góp phần tăng giá trị cho ngành sản xuất và chế biến hạt điều Việt Nam. Góp phần vào định hướng phát triển kinh tế toàn diện giảm thiểu chất thải ra môi trường. 

2.3 Phân bón sinh học (compost) từ vỏ lụa hạt điều

Phân bón sinh học thân thiện với môi trường

Từ kết luận của nghiên cứu khoa học được đăng tải trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp số 3 năm 2021. Cho thấy vỏ lụa hạt điều rất phù hợp để sản xuất phân bón sinh học. Quá trình phân hủy hiếu khí diễn ra tốt. Kết quả sinh trưởng, phát triển của cây dưa lưới trên phân compost từ vỏ lụa hạt điều và vỏ cà phê đạt điểm sinh trưởng cao. Các số liệu về chiều cao cây trồng, số lượng lá, số lượng hoa và chất lượng quả đề đạt tiêu chuẩn. 

Có thể thấy vỏ lụa hạt điều là một nguồn dinh dưỡng tự nhiên cực kỳ cho cây trồng. Phân bón sinh học từ vỏ lụa hạt điều cũng đã được nghiên cứu chuyên sâu.  

2.4 Màu nhuộm tự nhiên

Tại Ấn Độ, có rất nhiều nhà máy sản xuất và phân phối vỏ lụa để phục vụ cho ngành công nghiệp bột màu, thuốc nhuộm, sơn nhôm… Nhờ vào tính tạo màu mạnh, giá thành sản phẩm rẻ, dễ tìm kiếm mà vỏ lụa hạt điều tại Ấn được thu mua và sản xuất phổ biến.

3. Lợi ích của việc chế biến sử dụng vỏ lụa hạt điều 

  • Giảm lượng chất thải – Bảo vệ môi trường: với vị thế là một trong những nước dẫn đầu về sản xuất – xuất khẩu điều trên thế giới. Các phế phẩm thải ra từ ngành công nghiệp chế biến điều là vô cùng lớn. Các giải pháp kinh tế cải tiến kỹ thuật để biến những phế phẩm sản xuất thành sản phẩm thân thiện với môi trường là yêu cầu cấp bách. Hãy tưởng tượng nếu vỏ cứng và vỏ lụa hạt điều của hơn 170.000 tấn/năm được sản xuất và thải ra môi trường mà không có biện pháp giải quyết. Vậy kết quả sẽ tồi tệ như thế nào.
  • Lợi ích phát triển kinh tế: Biến phế phẩm công nghiệp sản xuất điều thành các sản phẩm như phân bón sinh học, thực phẩm chăn nuôi, chiết xuất chất Tanin,… Với giá thành nguyên liệu thấp nhưng giá trị sản phẩm cao.
  • Đẩy mạnh việc nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật: nhờ vào khoa học kỹ thuật tiến bộ sẽ giúp cho đời sống con người được cải thiện hơn. Giảm các tác hại gây ôi nhiễm môi trường.

4. Kết luận 

Vậy là Hạt điều Bà tư và bạn đã cùng nhau tìm hiểu về lợi ích kinh tế mà vỏ lụa hạt điều mang lại. Nếu bạn có thêm các thông tin, kiến thức hay về hạt điều hãy trao đổi thông tin với Hạt điều Bà Tư nhé. Để kiến thức luôn được chia sẻ và phát triển. 

Tài liệu tham khảo: 

Nghiên cứu khoa học : Ảnh hưởng của điều kiện thủy phân đến khả năng trích ly Catechin trong vỏ lụa hạt điều (2023)

Nghiên cứu khoa học: Hiệu quả của phân bón sinh học từ vỏ lụa hạt điều, vỏ cà phê 2021

Tannin: Wikipedia Tiếng Việt

0
    0
    Giỏ Hàng
    Giỏ hàng trống.Quay lại trang sản phẩm