Người bị tiểu đường ăn hạt điều được không?

Người bị tiểu đường có ăn hạt điều được không là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Trong số những thực phẩm khuyên dùng tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, Hạt điều được xem là một trong những thực phẩm nổi bật và gần gũi với người dân Việt Nam. Chính nhờ vào hàm lượng chất dinh dưỡng, chỉ số GI (Glycemic index),… của Hạt điều sẽ hỗ trợ kiểm soát tốt các chỉ số sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Hãy cùng Hạt điều Bà Tư đi tìm hiểu rõ hơn nhé.

1. Lưu ý dinh dưỡng đối với người tiểu đường 

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường vốn là một căn bệnh mãn tính. Bởi Hormone Insulin của cơ thể bị thiếu hụt. Từ đó làm cho quá trình chuyển hóa đường trong máu bị rối loạn. Cụ thể là nếu lượng đường Glucose trong máu vượt quá mức cho phép làm cho Insulin không thực hiện được chức năng như bình thường. Làm cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Nếu lương đường huyết cao bị kéo dài ở các bệnh nhân tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tổn thương ở thận, mắt,…

Một chế độ ăn uống hợp lý chính là một trong những chìa khóa then chốt trong việc kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường. Với chỉ số đường huyết ổn định, giảm lượng Lipid, cholesterol giúp giảm nguy cơ về tim mạch và kiểm soát cân nặng. 

2. Giá trị dinh dưỡng của hạt điều

Hạt điều là một trong những thực phẩm vàng tốt cho sức khỏe. Bởi ở mỗi hạt điều đều có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Hàm lượng protein, acid béo không bão hòa giúp kiểm soát Cholesterol. Các chất quan trọng trong quá trình chuyển hóa và trao đổi chất như photpho, magie, kali, sắt, vitamin,..

Chất dinh dưỡng trong 100g hạt điều

3. Lợi ích sức khỏe khi ăn hạt điều ở người đái tháo đường 

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn khoảng 10 hạt điều mỗi ngày, sẽ giúp cho các chỉ số sức khỏe được cải thiện tích cực. 

Hạt điều thuộc nhóm có chỉ số GI thấp (GI = 25). Khi chỉ số thấp thì thực phẩm này sẽ ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Từ đó, hạn chế được nồng độ đường huyết trong máu tăng nhanh, lượng đường Glucose được hấp thụ vào máu chậm. Đường huyết được kiểm soát tốt.

 Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng các loại hạt thay cho chất béo bão hòa, chất béo “xấu”. Thay thế nguồn bột đường đối với chế độ ăn của người rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường. Trong đó Hạt điều là lại hạt lý tưởng so với các loại hạt khác như đậu phộng, hạnh nhân, óc chó,… Có thể sử dụng hạt điều như một bữa ăn nhẹ sẽ giúp kiểm soát tốt cân nặng vì hạt có hàm lượng chất xơ và năng lượng cao. 

Trong nghiên cứu của GS. Pierre S. Haddad – Đại học Montreal (Nghiên cứu chiết xuất các bộ phận cây điều) đã kết luận các thành phần trong hạt điều có khả năng thúc đẩy tế bào hấp thụ lượng đường trong máu một cách đáng kể. Từ đó giúp phòng chống và kiểm soát bệnh tiểu đường.

3.1. Kiểm soát lượng đường trong máu – Tăng độ nhạy Insulin 

Chất khoáng có tác dụng làm tăng độ nhạy và giảm kháng Insulin khi thử nghiệm với chuột mắc tiểu đường chính làm Magie. Trong mỗi 100g hạt điều có chứa 292mg Magie, nên ăn hạt điều đúng cách giúp cơ thể người bệnh hấp thụ hàm lượng Magie cần thiết để tác động tích cực đến độ nhạy Insulin. Giảm tình trạng tăng đường huyết đột ngột.

3.2. Giàu chất béo không bão hòa tốt cho tim mạch

Đối với những người bệnh tiểu đường cần lưu ý đến việc ăn các thực phẩm lành mạnh có hàm lượng chất béo bão hòa trong các loại hạt. Như đã đề cập, Hạt điều chính là ngôi sao sáng nhất với 75% trong tổng hàm lượng chất béo là Axit béo omega 3 không bão hòa. Vì vậy, ăn hạt điều giúp các bệnh nhân tiểu đường phòng chống nguy cơ biến chứng tim mạch

3.3. Hỗ trợ cải thiện mức cholesterol tốt

Một thí nghiệm khảo sát ngẫu nhiên trong 12 tuần tiêu thụ hạt điều đối với người Ấn Độ gốc Á mắc tiểu đường loại 2 được đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng đã đưa ra kết quả như sau: trên 300 người mắc tiểu đường với mô hình chia thành 2 nhóm: 1 nhóm tham gia chế độ ăn giàu hạt điều và 1 nhóm thực hiện chế độ ăn kiêng điển hình. 

Kết quả sau 12 tuần người có chế độ ăn giàu hạt điều có huyết áp thấp hơn và mức Cholesterol HDL cao hơn. Bên cạnh đó, không có thay đổi tiêu cực về các thông số về lượng đường trong máu và cân nặng của nhóm ăn giàu hạt điều.

3.4. Duy trì ổn định huyết áp

Trong hạt điều có chứa hàm lượng Kali rất cao (593mg/100g hạt) – đây chính là chất khoáng giúp cho tim mạch trở nên khỏe mạnh hơn, huyết áp được ổn định. Kết hợp cùng Magie (593 mg), Acid béo bão hòa trong hạt điều, đã cho thấy hạt điều là lựa chọn tốt cho các bệnh nhân tiểu đường có huyết áp cao, mắc bệnh tim mạch. 

3.5. Kiểm soát cân nặng

Hạt điều có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng khi bạn sử dụng Hạt điều vào các bữa ăn phụ trong ngày. Với hàm lượng Protein cao (18.2g/100g), chất xơ (3.3g/100g) giúp tạo cảm giác no lâu, cung cấp năng lượng bổ sung tránh cảm giác đói và thèm ăn. 

Cùng với hàm lượng Magie đã đề cập cũng thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, chuyển hóa và đốt cháy năng lượng nhanh hơn. Vì vậy, ăn hạt điều đúng cách sẽ giúp cho người mắc tiểu đường giảm cân một cách tự nhiên.

4. Cách sử dụng hạt điều đúng cách cho người bị đái tháo đường 

4.1 Lượng hạt điều nên tiêu thụ 

Người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát lượng hạt điều một cách kỹ lưỡng, để có thể cải thiện các chỉ số sức khỏe một cách tốt nhất:

  • Nên ăn khoảng 10 hạt điều mỗi ngày, và 5 ngày trên 1 tuần là an toàn cho bệnh nhân tiểu đường. 
  • Hạt điều có thể dùng như món ăn nhẹ và bổ sung vào nhiều thời điểm trong ngày nhờ vào chỉ số đường huyết của hạt thấp (GI = 25) 

4.2 Lưu ý khi ăn hạt điều 

Hạt điều sẽ rất tốt nếu dùng đúng cách. Sau đây là một số lưu ý khi người mắc bệnh tiểu đường sử dụng hạt điều:

  • Nên tránh hạt điều rang muối: khi lượng muối lớn nạp vào cơ thể. Có thể làm tăng các nguy có biến chứng về tim mạch, huyết áp,… Hãy lựa chọn những sản phẩm hạt điều nguyên vị, không sử dụng muối trong sản phẩm 
  • Chỉ nên ăn 1 lượng đủ là 10 hạt trên một ngày và 5 ngày trên 1 tuần. Khi ăn quá nhiều hạt điều cũng sẽ gây ra những kết quả không tốt như: rối loạn tiêu hóa (táo bón, đầy hơi,..). Các tinh thể oxalat kết tinh nhiều ở thận gây tổn thương thận
  • Nếu có các tình trạng dị ứng với các loại hạt như ngứa, phát ban, khó thở, buồn nôn,.. thì cần tránh sử dụng hạt điều và các loại hạt khác. Nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Kết luận: 

Có thể thấy Hạt điều mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường nếu sử dụng đúng cách và đúng lượng. Bạn nên tham vấn với Bác sĩ về việc bổ sung hạt điều nguyên vị vào thực đơn để có thể cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân và người thân nhé.

Các bạn có thể tham khảo dòng sản phẩm Hạt điều nguyên vị tốt cho sức khỏe của Hạt điều Bà Tư. Với hạt điều nguyên chất từ Bình Phước, không sử dụng muối trong chế biến giúp giữ nguyên vị hạt điều thơm ngon, bùi bùi. Hạt điều nguyên vị giữ được có chất dinh dưỡng có trong hạt như Magie, Kali, Omega 3, vitamin K,… Rất tốt cho sức khỏe bệnh nhân tiểu đường, hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch.  

Gợi ý: Hạt Điều nguyên vị Bà Tư Bình Phước

Nguồn tài liệu tham khảo:

Nghiên cứu về chiết xuất hạt điều có hoạt tính chống bệnh tiểu đường

Nghiên cứu khoa học: Tiêu thụ hạt điều làm tăng HDL- Cholesterol và giảm huyết áp tâm thu áp lực ở người Ấn Độ gốc Á với Loại 2 Bệnh tiểu đường: Kiểm soát ngẫu nhiên trong 12 tuần thử nghiệm

0
    0
    Giỏ Hàng
    Giỏ hàng trống.Quay lại trang sản phẩm