- Protein là gì ?
Protein là chất dinh dưỡng quan trọng với vai trò cung cấp dinh dưỡng cho các tế bào trong cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn. Bên cạnh các chất béo, carbohydrate, chất xơ, khoáng chất, vitamin và nước.
Protein hay chất đạm là những đại phân tử chứa các amino axit, liên kết với nhau bởi peptid. Protein là chất duy trì, tái tạo cơ thể và chiếm tới 50% khối lượng thô của tế bào nên việc bổ sung chất đạm qua chế độ ăn hàng ngày là rất cần thiết. Chính vì vậy việc cơ thể bị thiếu Protein sẽ bị suy dinh dưỡng, dễ mắc bệnh do đề kháng giảm, trẻ em bị chậm lớn.
Protein thường có nhiều trong các thực phẩm như: trứng, sữa, thịt, cá,… Ngoài ra protein còn có nhiều trong các loại hạt ngũ cốc như: hạt điều, yến mạch, đậu phộng, hạnh nhân,…

2. Tại sao Hạt điều là nguồn Protein được khuyên dùng cho người ăn chay ?
2.1 Cần bao nhiêu protein để có một cơ thể khỏe mạnh
Nguyên nhân thiếu protein chủ yếu do chế độ ăn uống không hợp lý diễn ra trong thời gian dài. Mỗi ngày, bạn cần nạp tối thiểu 10% lượng calo hàng ngày từ protein đề giữa cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Phụ nữ trưởng thành cần hoảng 45 gram protein/ngày và đàn ông cần khoảng 52 gram/ngày.
2.2 Tại sao hạt điều lại là một nguồn Protein khuyên dùng cho người ăn chay
Đối với con người thì nguồn protein thường được cung cấp chính từ nguồn thực phẩm động vật. Tuy nhiên, thực đơn của một người ăn chay sẽ không có thịt, cá,… tức các thực phẩm từ động vật. Vậy làm sao những người ăn chay có thể đảm bảo sức khỏe, tinh thần để có thể làm việc hiệu quả?
Giải pháp đưa ra chính là sử dụng nguồn đạm thực vật từ trong các loại hạt ngũ cốc giàu dinh dưỡng. Thường thấy nhất có lẽ là đậu nành, thường được chế biến làm sữa đậu nành, đậu hủ chiên, đậu hũ nóng, đậu hũ ky,… Hay từ các loại rau củ giàu protein như bông cải xanh, khoai tây, bơ,…
Ở Việt Nam, có một loại hạt phổ biến và nổi tiếng với dưỡng chất cao đó chính là hạt điều. Một loại hạt nằm trong danh sách những loại hạt nữ hoàng. Hạt điều có hàm lượng protein rất cao 18,3g/100g hạt. Nên sử dụng hạt điều thường xuyên như là một món ăn vặt ở các buổi phụ. Hoặc chế biến thành nhiều món ngon từ hạt điều. Bạn sẽ không gặp phải các vấn đề thiếu protein dẫn đến cơ thể bị mệt, thiếu sức sống.

3. Vai trò của Protein quan trọng đối với sức khỏe thế nào?
3.1 Protein có vai trò cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể.
- Quá trình tổng hợp protein gắn liền với quá trình phát triển cơ thể, hình thành cơ bắp, trao đổi chất, phân chia tế bào.
- Trong nhân tế bào và chất gian bào, protein là thành phần quan trọng duy trì và phát triển các mô này. Chính vì thế đối với các sinh vật sống, protein luôn là thành phần cần thiết cần được bổ sung đầy đủ.
- Là enzyme xúc tác cho các phản ứng sinh học, trao đổi chất
3.2 Protein tham gia vận chuyển oxy, các chất dinh dưỡng
Protein vận chuyển các chất dinh dưỡng được hấp thu từ quá trình tiêu hóa thức ăn vào máu, từ máu vận chuyển đến các mô, qua màng tế bào. Hemoglobin có trong hồng cầu là một protein có vai trò vận chuyển oxy lấy từ phổi cung cấp cho các tế bào khác trong cơ thể.
3.3 Protein có vai trò bảo vệ cơ thể
- Các tế bào bạch cầu chính là những tướng sĩ có nhiệm vụ chống lại các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể. Thành phần chính của tế bào bạch cầu chính là protein
- Hệ thống miễn dịch sản xuất các protein gọi là các interferon giúp chống lại virus, các kháng thể giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Nếu quá trình tổng hợp protein của cơ thể bị suy giảm thì khả năng bảo vệ cơ thể cũng yếu đi.
3.4 Protein điều hòa chuyển hóa nước, cân bằng pH trong cơ thể
- Protein có vai trò như chất đệm, giúp cân bằng pH, đảm bảo cho hệ tuần hoàn vận chuyển các ion.
- Protein kéo nước từ tế bào và các mạch máu, giúp điều hòa nước trong cơ thể. Khi lượng protein trong máu thấp, áp lực thẩm thấu trong lòng mạch giảm sẽ xảy ra hiện tượng phù nề.
3.5 Protein tham gia vào cân bằng năng lượng của cơ thể:
Protein cung cấp năng lượng cho cơ thể, chiếm 10-15% năng lượng của khẩu phần ăn. Protein là yếu tố chiếm nhiều sau nước, chiếm 50% trọng lượng thô ở người trưởng thành.
4. Các dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu protein
4.1 Tâm trạng thay đổi
Bộ não của bạn sử dụng các chất gọi là chất dẫn truyền thần kinh để chuyển tiếp thông tin giữa các tế bào. Nhiều chất dẫn truyền thần kinh trong số này được tạo ra từ các axit amin – khối cấu trúc của protein. Vì vậy, khi thiếu protein trong chế độ ăn uống làm cho cơ thể bạn không thể hoạt động được thoải mái. Làm cho tâm trạng cũng theo đó thay đổi thất thường. Chẳng hạn như với mức dopamine và serotonin thấp, bạn có thể cảm thấy chán nản hoặc quá kích.
4.2 Tóc, móng, da bị khô sạm và gãy rụng

Protein như elastin, collagen và keratin tham gia vào quá trình hình thành tóc, móng và da. Khi cơ thể bạn không thể tạo ra chúng, tóc của bạn dễ bị gãy hoặc mỏng, da dễ bị khô và bong tróc hoặc các đường hằn sâu trên móng tay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các vấn đề về da, tóc và móng không đến từ chế độ ăn uống của bạn. Nhưng nếu bạn có xuất hiện những dấu hiệu này, hãy xem xét liệu bạn có đang bị thiếu hụt protein hay không.
4.3 Yếu ớt và mệt mỏi
Yếu ớt và mệt mỏi là một trong những dấu hiệu thiếu protein. Các nghiên cứu cho thấy chỉ cần một tuần không ăn đủ protein có thể ảnh hưởng đến các cơ chịu trách nhiệm về tư thế và chuyển động của bạn, đặc biệt là đối với người từ 55 tuổi trở lên. Theo thời gian, việc thiếu protein có thể khiến bạn mất đi khối lượng cơ bắp, từ đó làm giảm sức mạnh, khó giữ thăng bằng và làm chậm quá trình trao đổi chất. Nó cũng có thể dẫn đến thiếu máu, khi các tế bào không nhận đủ oxy, khiến bạn mệt mỏi.

4.4 Cảm giác đói
Protein cung cấp năng lượng cho các hoạt động của bạn. Nó là một trong 3 nguồn chính cung cấp calo, cùng với carbs và chất béo. Nếu bạn có cảm giác đói và muốn ăn nhiều hơn mặc dù đã ăn bữa ăn các bữa ăn chính, đó có thể là dấu hiệu của cơ thể thiếu protein. Các nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng, ăn thực phẩm có protein giúp bạn cảm thấy no hơn trong suốt cả ngày.
4.5 Vết thương lâu lành
Những người thiếu protein thường sẽ thấy vết trầy xước và bầm tím cần nhiều thời gian hơn để lành lại. Bong gân và các chấn thương khác liên quan đến vận động cũng cần nhiều thời gian để lành hơn người có đầy đủ protein. Điều đó cũng có thể đến xảy ra nếu cơ thể bạn không tạo đủ collagen, nó cũng góp phần làm chậm đi quá trình hồi phục của các vết thương. Collagen có trong các mô liên kết cũng như da của bạn. Để hình thành các cục máu đông sau khi chảy máu, bạn cũng cần phải có đủ protein cần thiết.
4.6 Sưng tấy là dấu hiệu thiếu protein
Sưng tấy, phù nề là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy bạn không cung cấp đủ protein. Phù nề thường xuất hiện ở các vùng bụng, chân, bàn chân và bàn tay. Có rất nhiều nguyên nhân tác động có thể gây ra phù nề, trong đó có thể là do protein lưu thông trong máu (đặc biệt là albumin) có nhiệm vụ giúp giữ chất lỏng không tích tụ trong các mô của bạn. Vì thế, nếu cơ thể thiếu protein, bạn rất dễ bị sưng tấy trên cơ thể. Khi xuất hiện phù nề, bạn cần đến cơ sở y tế để tìm hiểu nguyên nhân chính xác để được điều trị đúng cách.
5. Các món ngon chế biến từ hạt điều
Hạt điều thơm ngon, khi ăn không có vị bùi bùi, béo béo lan tỏa trong miệng. Một số món ăn ngon được làm từ hạt điều phù hợp với người ăn chay như: Sữa hạt điều, Pate điều thuần chay, Phô mai điều thuần chay, salad hạt điều, sữa chua hạt điều.

Các món ăn chay được chế biến từ hạt điều rất ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe. Phù hợp với nhiều người, nhiều đối tượng. Bạn có thể vào bếp, và làm ngay những món ngon ngay bây giờ nào.
Mua ngay hạt điều tại: hatdieubatu.vn

Nguồn tham khảo : vinmec vai trò của protein trong cơ thể con người
Kết luận
Vậy là chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của protein trong cơ thể và việc thiếu protein sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều như thế nào. Vì vậy hãy cung cấp đủ protein cho cơ thể. Đặc biệt đối với người ăn chay, việc hạn chế các loại thực phẩm có thể dẫn đến tình trạng thiếu protein, bạn có thể thay thế bằng hạt điều nguồn cung cấp protein dồi dào dành cho người ăn chay nhé!